XU HƯỚNG LÀM VIỆC HYBRID LÊN NGÔI
Hybrid Work hay mô hình làm việc hỗn hợp là phương án cho phép nhân viên vừa làm việc tại nhà và lên văn phòng vào một số ngày nhất định trong lịch trình làm việc.
Điều này không tăng tổng thời gian làm việc, mà thay vào đó, nhân viên sẽ được cơ hội chủ động lựa chọn thời gian và không gian làm việc nhằm tối ưu lợi ích cho cả nhân viên và doanh nghiệp. “Công việc trong tương lai sẽ thay đổi đáng kể, linh hoạt hơn và không giới hạn ở một địa điểm”, ông Sundar Pichai, CEO Google, từng nói.
Theo báo cáo Work Trend Index của Microsoft, dựa trên khảo sát từ hơn 30.000 người tại 31 quốc gia, 70% mong đợi công việc linh hoạt từ các lựa chọn tại nhà để tiếp tục sau đại dịch. Những công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Microsoft, Google, Facebook… đều cho nhân viên linh hoạt lựa chọn làm việc. Họ có thể vừa làm ở nhà, thỉnh thoảng đến văn phòng khi cần thiết.
Ngay tại Việt Nam, khảo sát chỉ ra rằng: 81% người lao động muốn tiếp tục làm việc từ xa, nhưng cũng có 77% mong gặp lại đồng nghiệp nơi văn phòng. Để đáp ứng nhu cầu của cả 2 nhóm, theo Microsoft, chỉ có môi trường làm việc linh hoạt mới giúp người lao động an tâm.
LỢI ÍCH CỦA MÔ HÌNH LÀM VIỆC HYBRID
Có thể thấy, mô hình làm việc Hybrid được ưa chuộng vì nó hứa hẹn mang lại những điểm ưu việt win-win cho cả hai bên: người lao động và các doanh nghiệp trong trạng thái bình thường mới.
Về phía nhân viên, với mô hình Hybrid Working, họ có thể chủ động lựa chọn làm việc tại bất cứ nơi đâu và chỉ lên văn phòng khi cần thiết. Cách vận hành này khiến nhân viên có thể lựa chọn khung giờ làm việc đạt hiệu suất tốt nhất với mình, đồng thời có thể giảm áp lực tinh thần và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.
Đặc biệt đối với nhóm lao động trẻ Gen Z, gần một nửa số người tham gia khảo sát của Microsoft cho biết họ đang phải vật lộn với công việc và cần sạc năng lượng hơn bao giờ hết. Chuyển đổi sang mô hình làm việc kết hợp là cách để người lao động có thể cân bằng công việc và cuộc sống tốt hơn, chủ động hơn.
Không chỉ mang lại sự tiện lợi cho nhân viên, mô hình làm việc Hybrid cũng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Theo McKinsey & Company, mô hình làm việc này có thể giúp doanh nghiệp giảm tới 30% chi phí vận hành. Với khoản chi phí tiết kiệm đó, công ty có thể sử dụng để tái đầu tư hoặc xây dựng văn phòng vệ tinh, giúp nhân viên có nhiều lựa chọn nơi làm việc hơn.
Ngoài ra, khi không bị giới hạn bởi việc nhân viên phải có mặt tại văn phòng, doanh nghiệp có thể mở rộng nguồn lực, tuyển dụng nhân tài từ khắp nơi trên thế giới, gia tăng tính cạnh tranh khi gia nhập thị trường quốc tế.
4 YẾU TỐ TRỌNG TÂM ĐỂ ÁP DỤNG THÀNH CÔNG MÔ HÌNH HYBRID
Bên cạnh những ưu điểm mà mô hình làm việc kết hợp mang lại, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp lại đang lo lắng về năng suất lao động và khả năng duy trì sự đổi mới cũng như văn hóa doanh nghiệp khi nhân viên của họ làm việc rải rác ở nhiều địa điểm.
Do vậy, để triển khai mô hình Hybrid một cách hiệu quả, PwC đã đưa ra các chiến lược nhằm áp dụng mô hình hybrid thành công với bốn lĩnh vực trọng tâm.
Nơi làm việc: Theo xu thế, không gian làm việc phù hợp với tương lai là nơi kết hợp một cách chiến lược các yếu tố vật chất và phi vật chất, với mục tiêu kết nối con người, công nghệ và quy trình, cho phép nhân viên làm việc hiệu quả. Để đáp ứng các phương pháp làm việc khác nhau, doanh nghiệp cần phải thiết kế lại không gian làm việc. Hạn chế sử dụng các phòng làm việc nhỏ và xây dựng nhiều không gian hỗ trợ quá trình làm việc nhóm, hỗ trợ đa dạng chức năng để đáp ứng các nhu cầu và kỳ vọng khác nhau.
Sức khỏe tinh thần của nhân viên: Làm việc từ xa mang lại nhiều thách thức cho doanh nghiệp khi nhân viên vừa phải đảm bảo năng suất lao động, vừa phải đối mặt với cảm giác cô đơn, tách biệt và kiệt sức. Doanh nghiệp cần chủ động giải quyết các vấn đề sức khỏe tinh thần và thể trạng của nhân viên thông qua các chính sách, hoạt động thực tế khuyến khích nhân viên kết nối và nghỉ ngơi hiệu quả.
Phương pháp thực hiện: Để có thể nắm bắt được cơ hội mà mô hình hybrid mang lại, doanh nghiệp cần có nhận thức rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của nhân viên trong các lĩnh vực như sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, lương thưởng và quản lý hiệu suất. Việc triển khai các thay đổi sẽ đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện thí điểm trong khi thu thập dữ liệu nhằm đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động trên.
Trải nghiệm nơi làm việc: Phương pháp quản lý truyền thống đang ngày càng trở nên lỗi thời. Việc áp dụng một mô hình quản lý ưu tiên sự kết nối và trao quyền cho các nhóm thay vì kiểm soát và đưa ra quyết định tập trung là rất quan trọng đối với sự thành công của tổ chức. Để tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn cho lực lượng lao động bất kể nơi họ đang làm việc, doanh nghiệp nên khuyến khích nhân viên cùng thiết kế ra giải pháp nâng cao năng suất lao động.
Triển khai thành công giải pháp TraXem Light cho doanh nghiệp SME và hộ kinh doanh cá thể
Giới thiệu về TraXem Light TraXem Light là một phần mềm quản lý thông minh được phát triển bởi VietSoftware International, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quản lý và quảng bá sản phẩm một cách hiệu quả. Với giao diện thân thiện và dễ sử dụng, TraXem Light đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chỉ trong vòng một tháng, TraXem Light đã có gần 100 khách hàng, chứng tỏ sức hút và hiệu quả của phần mềm này. Lợi ích của việc sử dụng
THÔNG BÁO CHUYỂN FANPAGE FACEBOOK
VietSoftware International xin thông báo, do những vấn đề không mong muốn, fanpage Facebook chính thức cũ của chúng tôi đã không thể truy cập được nữa. Chúng tôi rất tiếc phải báo tin này và xin lỗi vì bất kỳ sự bất tiện nào mà điều này có thể gây ra. Chính vì vậy, chúng tôi đã lập một fanpage mới và sẵn sàng tiếp tục cung cấp nội dung chất lượng, thông tin cập nhật và tương tác với tất cả các thành viên, bạn bè, đối tác, khách hàng và những người quan tâm đến công ty VietSoftware
VietSoftware International trở thành đối tác của Engage META
Mối quan hệ hợp tác giữa VietSoftware International và Engage META sẽ tập trung vào việc phát triển các giải pháp công nghệ tiên tiến, bao gồm AI/ML, Blockchain và API, nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp.